ĂN ÍT … SỐNG LÂU ! ĂN ÍT ... ĐỂ KHỎE ?
Mỗi người (nếu biết chữ) nên đọc cuốn sách “Ăn Ít Để Khỏe” của bác sĩ Yoshinori Nagumo.
Vâng, nghe như nghịch lý, hay nghe như cường điệu hóa hoặc thậm chí như đùa!
Nhưng một phần sự thật (không nhỏ) ở trong câu nói đơn giản đó.
Nhưng một phần sự thật (không nhỏ) ở trong câu nói đơn giản đó.
Gen Trẻ Hóa
Thực ra loại người hàng ngàn năm từ lúc ra đời đến nay phần lớn trong tình trạng chống chọi với hiểm họa bị đói. Chỉ khoảng trên dưới 100-200 năm gần đây, môt bộ phận (tin mừng là bộ phận ngày càng đông) mới được hưởng đặc quyền no đủ, ít phải chống chọi với nỗi sợ hãi bị đói. Nhưng cũng trong thời gian đó đã hình thành những bệnh văn minh như bệnh tiểu đường, bệnh gút … (những căn bệnh “nhà giàu”) do sự lạm dụng đặc quyền “thừa” thức ăn.
Thực ra loại người hàng ngàn năm từ lúc ra đời đến nay phần lớn trong tình trạng chống chọi với hiểm họa bị đói. Chỉ khoảng trên dưới 100-200 năm gần đây, môt bộ phận (tin mừng là bộ phận ngày càng đông) mới được hưởng đặc quyền no đủ, ít phải chống chọi với nỗi sợ hãi bị đói. Nhưng cũng trong thời gian đó đã hình thành những bệnh văn minh như bệnh tiểu đường, bệnh gút … (những căn bệnh “nhà giàu”) do sự lạm dụng đặc quyền “thừa” thức ăn.
Giải thích một cách dễ hiểu và hình tượng nhất, thiên nhiên hay tạo hóa đã giúp con người hình thành và di truyền lại qua mọi thế hệ gen giúp con người có khả năng sinh tồn trong tình trạng hiểm nguy bị đói, thiếu chất đó.
Trong cuốn sách “Ăn Ít Để Khỏe” của bác sĩ Yoshinori Nagumo đã nói đến phát hiện gen “trẻ hóa” với chức năng chính là giúp bảo vệ con người trong quá trình trẻ hóa. Tuy nhiên, một tác dụng “phụ” của gen này là giúp con người có thẻ có tuổi thọ cao hơn. Thực ra rất logic, con người nếu giữ được tuổi trẻ sinh học càng lâu thì nhiều khả năng sẽ sống lâu.
Điều bất ngờ nhất là gen này được kích hoạt chỉ khi con người “bị đói” hay nói cách khác bị rơi vào tình trạng đối diện với nguy cơ “bị đói” tồn tại hàng ngàn năm từ trước đến gần đây.
Trong những năm gần đây người ta chứng minh được trạng thái đói bụng là một hoạt động quan trọng đối với cơ thể con người. Điều này trái ngược với “tri thức thông thường” của con người, rằng việc để cơ thể bị đói sẽ gây hại cho sức khỏe. Theo bác sĩ Yoshinori Nagumo, “mỗi lần bụng reo lên vì đói, những điều có lợi cho sức khỏe sẽ được kích hoạt ở mức độ tế bào, tạo nên hiệu quả trẻ hóa.
Theo bác sĩ Yoshinori Nagumo, tác giả cuốn sách nổi tiếng và gây tranh cãi “Ăn Ít Để Khỏe” thì “mỗi lần bụng reo lên vì đói, những điều có lợi cho sức khỏe sẽ được kích hoạt ở mức độ tế bào, tạo nên hiệu quả trẻ hóa.
Ông là một minh chứng sống cho quan niệm này, ông đã và đang duy trì chế độ ăn mỗi ngày một bữa suốt 10 năm, kể từ khi 45 tuổi. Ông từng bị ung thư, không kiểm soát được cân nặng của mình, sức khỏe cũng xuống cấp trầm trọng. Nhưng kể từ khi giảm lượng thức ăn bằng phương pháp “Bữa ăn cơ bản” thì trọng lượng cơ thể cũng giảm xuống và tình trạng cơ thể cũng sẽ ngày một tốt lên. Nhìn từ góc độ dinh dưỡng, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu việc cơ thể trở nên hoạt hóa nhờ được tiếp nhận “dinh dưỡng đầy đủ” gói gọn trong một bữa ăn tưởng chừng đơn giản.
Trong tất cả những nghiên cứu về “gen tuổi thọ” được thực hiện thí nghiệm trên động vật những năm gần đây đều chỉ ra rằng việc giảm 40% lượng thức ăn có thể kéo dài 1,5 lần tuổi thọ. Không chỉ dừng lại ở đó, việc giảm bữa ăn còn tạo nên một diện mạo đầy sức sống, cải thiện nòi giống, vẻ bề ngoài cũng trở nên trẻ trung và tươi đẹp hơn.
Ăn ít Để Khỏe
Trong những năm gần đây người ta chứng minh được trạng thái đói bụng là một hoạt động quan trọng đối với cơ thể con người. Điều này trái ngược với “tri thức thông thường” của con người, rằng việc để cơ thể bị đói sẽ gây hại cho sức khỏe. Theo bác sĩ Yoshinori Nagumo, “mỗi lần bụng reo lên vì đói, những điều có lợi cho sức khỏe sẽ được kích hoạt ở mức độ tế bào, tạo nên hiệu quả trẻ hóa.
Trong những năm gần đây người ta chứng minh được trạng thái đói bụng là một hoạt động quan trọng đối với cơ thể con người. Điều này trái ngược với “tri thức thông thường” của con người, rằng việc để cơ thể bị đói sẽ gây hại cho sức khỏe. Theo bác sĩ Yoshinori Nagumo, “mỗi lần bụng reo lên vì đói, những điều có lợi cho sức khỏe sẽ được kích hoạt ở mức độ tế bào, tạo nên hiệu quả trẻ hóa.
Trong tất cả những nghiên cứu về “gen tuổi thọ” được thực hiện thí nghiệm trên động vật những năm gần đây đều chỉ ra rằng việc giảm 40% lượng thức ăn có thể kéo dài 1,5 lần tuổi thọ. Không chỉ dừng lại ở đó, việc giảm bữa ăn còn tạo nên một diện mạo đầy sức sống, cải thiện nòi giống, vẻ bề ngoài cũng trở nên trẻ trung và tươi đẹp hơn.
Mức độ trẻ trung thể hiện sức khỏe nội tại của bạn. Nếu các cơ quan bên trong cơ thể hoạt động trơn tru, máu tuần hoàn tốt, thì da sẽ căng bóng, eo cũng thon gọn. Vẻ bề ngoài bị lão hóa là bằng chứng của việc có mỡ trong nội tạng và cơ thể đang dần hình thành hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome). Khi ấy dù có tô vẽ, trang điểm cầu kỳ thế nào cũng không thể tạo ra được vẻ đẹp thật sự.
Từ lâu nhiều thầy thuốc và các nhà khoa học đã quan tâm tìm hiểu xem điều gì đã làm cho một số cộng đồng có sức khoẻ và tuổi thọ đặc biệt tốt hơn những người khác, chẳng hạn những người Hounza ở phía bắc Ấn độ và Pakistan, người Okinawa ở phía nam Nhật bản.
Những cư dân ở đây không những ít bệnh tật mà còn có tuổi thọ cao. Nhiều người sống đến trên 100 tuổi. Bên cạnh lối sống gần thiên nhiên, năng vận động, một yếu tố nổi trội là họ có khẩu phần ăn kém xa với những người sống ở vùng khác. Do điều kiện kinh tế nặng về tự cung tự cấp, chế độ ăn phụ thuộc nhiều vào số thực phẩm kiếm được hàng ngày, dân ở đây thường phải ăn ít hoặc hầu như thiếu ăn!
Tại trường Đại học Harvard cũng đưa ra kết quả giảm từ 15 đến 20% lượng calori ăn vào có thể làm giảm áp huyết, gia tăng cholesterol tốt và hạ thấp nguy cơ tử vong vì ung thư, tim mạch, đột quỵ. Hiện nay, nhiều người ở độ tuổi trung niên ở Australia đang có phong trào ăn ít để sống khoẻ hơn. Người ta tin rằng ăn ít đi khoảng 20% calori sẽ giúp tăng cường sức khoẻ và giảm những nguy cơ mắc các loại bệnh mãn tính phổ thông hiện nay như tim mạch, tiểu đường, ung thư.
Có lý luận cho rằng ăn ít làm giảm bớt sự tích luỷ những gốc tự do, một yếu tố quan trọng làm hư hại tế bào. Ông Arthur Everett, 83 tuổi, Giáo sư trường Đại học Sydney là một người đã từng nghiên cứu về tác động của ăn ít calori trên chuột trên 50 năm nay. Ông nói “Ăn ít là một điều khó nhưng tôi nghỉ mọi người đều cần nên cắt giảm khẩu phần, dù chỉ 5%”. Ông khuyên “Việc ăn giảm calori nên bắt đầu sớm, ngay từ lứa tuổi teen hoặc lúc vừa trưởng thành”[4].
Những nhà khoa học ở trường Đại học Harvard cũng có những khuyến cáo tương tự khi khuyên mọi người nên ăn những thức ăn lành mạnh và nên giới hạn trong khoảng từ 1600 đến 1800 calori mỗi ngày[5]. Điều nầy đặc biệt có ý nghĩa trong xã hội hiện nay khi phần lớn các bửa ăn diễn ra ở nhà hàng quán ăn và quá nhiều những tiệc tùng, chiêu đãi với thức ăn dư thừa luôn khuyến khích chúng ta phải ăn nhiều hơn nhu cầu thực sự.
Ngay tại nước ta, điều này càng đáng được quan tâm. Cuộc sống bận rộn hiện nay rõ là không còn cảnh “tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè . . .” Tuy nhiên, nhiều nơi, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng mới đô thị hoá, vẫn còn tập quán thường tổ chức quá nhiều buổi họp mặt tiệc tùng với đủ thứ lý do, từ sinh nhật, thôi nôi, lễ, giỗ đến mừng thi đỗ, tăng lương, thăng chức, khao nhà mới, xe mới . . .
Quan trọng hơn, khi đã thành thói quen, cảnh chè chén có thể diễn ra quanh năm suốt tháng mặc cho gia đình có thể vẫn thiếu trước hụt sau. Tệ nạn nầy không chỉ làm nghèo đất nước mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tuổi thọ của con người. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến phản đối việc giảm khẩu phần.
Nhiều người cho rằng ăn ít dễ dẫn đến khuynh hướng ăn kiêng làm rối loạn chế độ ăn uống, thiếu dinh dưỡng và có thể dẫn đến vô sinh. Thực ra, ăn uống phải phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu phát triển của cơ thể. Rõ ràng là những sản phụ, những phụ nử đang nuôi con bằng sữa mẹ, những em bé đang phát triển hoặc những người suy nhược, thiếu dinh dưỡng cần phải được ăn uống đầy đủ.
Tất nhiên, “Ăn ít” ở đây không có nghĩa là nhịn đói mà cần hiểu theo nghĩa rộng “Ăn vừa đủ” nhu cầu của cơ thể.
Hải Thượng Làn ông cũng đã đúc kết từ hàng trăm năm trước:
“Muốn cho phủ tạng được yên;
Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau”.
Hoặc:
“ Chết vì bội thực cũng nhiều;
Ngờ đâu lại có người nghèo chết no”.
Ngoài ra, ăn bao nhiêu có thể không quan trọng bằng ăn cái gì. Nếu bạn ăn uống điều độ, ăn những thức ăn lành mạnh, chẳng hạn, ăn nhiều rau quả và ngủ cốc thô, ít chất béo bão hoà, ít thịt đỏ và thực phẩm công nghiệp thì không nhất thiết phải giảm ăn.
Rau quả và ngủ cốc thô có nhiều chất xơ, sinh tố, chất khoáng và những chất chống oxy hoá có vai trò trung hoà những gốc tự do, giải độc, tăng cường hệ miễn dịch và làm chậm sự lão hoá. Trái lại, các loại thịt đỏ và thực phẩm công nghiệp có nhiều chất béo bão hoà và nhiều chất độc hại khác là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư và bệnh tim mạch.
Cuối cùng, dù ăn với chế độ ăn nào, với thức ăn gì thì cũng không bao giờ nên ăn quá no. Trên 2500 trước nhà hiền triết Socrate đã từng khuyên “Hãy rời bàn ăn khi hãy còn muốn ăn.
Chắc chắn là bạn ao ước “sống lâu, sống trường thọ”, nhưng còn tin “ăn ít sống lâu” hay không bạn phải tự lựa chọn. Tốt nhất bạn hãy cân nhắc lời Phật từng khuyên các đệ tử: “…. Đừng tin tay, hãy thử đi rỗi sẽ biết.”
Các bạn có thể theo dõi thường xuyên những chia sẻ, kiến thức và thông tin mới về cách sống để khỏe, để sống lâu tại portal: www.songlau.org